Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Kinh tế thế giới trong tuần đón nhận tin tức không được tốt từ các trung tâm lớn, từ các nền kinh tế lớn.
Những khó khăn mới xuất hiện từ Châu Âu qua Trung Quốc đến Nhật Bản như càng khẳng định năm 2011 là năm "không thuận" đối với kinh tế thế giới.
Nhận định trên càng được củng cố khi Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khi dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu đã hạ tăng trưởng GDP của Nhật Bản từ 1,6 xuống 1,4%, của Mỹ từ 3% xuống còn 2,8%.
Trong khi đó IMF giữ nguyên tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 9,6% và nâng GDP của Eurozone từ 1,5% lên 1,6%. Nếu dự báo trên của IMF là đúng, kinh tế toàn cầu suy giảm là điều không còn bàn cãi.
Phục hồi kinh tế thế giới sau 2 năm khủng khoảng vẫn là câu chuyện dài và luôn chứa đựng những bất ngờ thật khó lường.
Trong khi đó, Hội nghị G20 về tài chính toàn cầu tại Nam Kinh, Trung Quốc vẫn là cơ hội để các nền kinh tế lớn đấu tranh và thỏa hiệp với nhau nhằm thiết lập một hệ thống tiền tệ mới có lợi cho kinh tế toàn cầu.
Mỹ: Mặc dù có những tín hiệu khả quan do việc thực hiện QE2, nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, cần xử lý.
Theo những tin tức được công bố, chỉ số giá cả nhà tháng 1/2011 của 20 thành phố đã giảm 3,1% so với tháng 1/2010 và ở mức tương đương của năm 2009, là tháng thứ 7 liên tiếp thị trường nhà sụt giảm.
Điều này phản ánh sự chưa chắc chắn, chưa có đột phá của kinh tế Mỹ, một nền kinh tế hướng về tiêu dùng, do vậy giá nhà suy giảm liên tục vẫn là chủ đề "nóng" cho các nhà điều hành kinh tế Mỹ.
Song song với việc thực hiện QE2, nước Mỹ vẫn không quên tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo Luật cải cách Phố Wall được thông qua năm 2010, theo đó cho phá sản các ngân hàng không đủ khả năng hoạt động là một hướng xử lý quan trọng. Với tinh thần đó, nước Mỹ đã "mạnh tay" dẹp bỏ nhiều ngân hàng làm ăn thua lỗ và không có lợi cho kinh tế Mỹ.
Theo các số liệu đã công bố, năm 2009 có 140 ngân hàng bị phá sản, năm 2010 tăng lên 157 ngân hàng và 3 tháng đầu năm 2011 con số ngân hàng bị phá sản là 26.
Đây là những số liệu "phù hợp" khi biết rằng cuối năm 2010 nước Mỹ có 884 ngân hàng trong diện "cần được theo dõi".
Muốn tình hình đối với ngân hàng Mỹ khác đi, có lẽ cần thêm thời gian.
Cần biết rằng cải cách lĩnh vực tài chính-ngân hàng là một trong những ưu tiên của chính quyền Mỹ. Cam kết “cải cách tài chính để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định tỷ lệ nợ so với GDP ở mức độ an toàn đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai" là quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tại Hội nghị G20 tại Nam Kinh, Trung Quốc vừa qua.
Cũng liên quan đến kinh tế Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 8,9% xuống 8,8% với 216.000 việc làm. Nếu tính từ thời điểm khủng khoảng kinh tế thế giới ở mức đáy (3/2009) thì 8,8% là con số thấp nhất.
Đây là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Mỹ khi chỉ số thất nghiệp luôn là chỉ số quan trọng để đánh giá sự vận động bên trong của nền kinh tế số 1 thế giới này.
Nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được giảm bớt, kinh tế Mỹ sẽ thêm một lực đẩy. Điều này là cần thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới tháng 3 có nhiều tín hiệu xấu trong 3/4 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc: Lạm phát và lãi suất luôn là chủ đề lớn khi nói đến kinh tế Trung Quốc thời điểm này.
Nguyên nhân lạm phát đã được phân tích, các giải pháp kiềm chế lạm phát đã được đưa ra...nhưng lạm phát chưa giảm, lạm phát vẫn là con ngựa "bất kham".
Theo những dự báo của giới chuyên môn, nhiều khả năng CPI tháng 3 của Trung Quốc một lần nữa vượt 5%, đây quả thật là con số không vui khi Trung Quốc đã chống lạm phát một cách quyết liệt, hết tăng dự trữ bắt buộc lại đến tăng lãi suất, trong khi đó giá thực phẩm lại "đua" cùng giá nhà đất và đều tăng cao...
Có lẽ cấu trúc kinh tế Trung Quốc có những khác biệt cho nên ngăn chặn lạm phát cần phải mất nhiều thời gian hơn.
Một trong những vấn đề lớn của kinh tế Trung Quốc hiện nay ngoài lạm phát còn có vấn đề tiêu dùng nội địa.
Theo các con số thống kế, chi tiêu nội địa đã giảm mạnh từ 36% của năm 2.000 đã giảm xuống còn 36% vào thời điểm hiện nay. Đây là con số tỷ lệ nghịch với tăng trưởng cao (9,5-10%) và thu nhập đạt 3.000 USD/người cũng như vị thế của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Điều này phản ánh kinh tế Trung Quốc chưa có tính ổn định cao, còn phụ thuộc nhiều vào kinh tế đối ngoại. Đây cũng là điều khác biệt nếu so sánh với kinh tế Mỹ.
Châu Âu: Lạm phát và nợ công, đó là hình ảnh của Châu Âu thời điểm hiện nay.
Nếu nói về lạm phát cao, Châu Âu cũng có thể chia sẻ sự lo lắng với Trung Quốc khi chỉ số lạm phát tại Eurozone tháng 3 đã tăng lên 2,6%, tăng 0,2% khi so với tháng 2 và góp vào "thành tích" 4 tháng tăng liên tiếp.
Với những diễn biến về lạm phát nêu trên, rất có thể ngân hàng Châu Âu (ECB) sẽ quyết định tăng lãi suất vào tháng 4 và mức tăng ban đầu có thể là 0,25%.
Đây cũng là giải pháp mà trong thời điểm hiện nay khi ECB không có sự lựa chọn nào khác.
Cũng liên quan đến kinh tế Châu Âu, một trong những "căn bệnh mãn tính" của Châu Âu đó là tỷ lệ thất nghiệp cao. Với những đặc điểm riêng có của Châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao luôn là "đặc sản" mà chưa có quốc gia nào đủ khả năng "chối bỏ".
Nếu nói về tỷ lệ thất nghiệp, Tây Ban Nha đứng đầu với 20,5%, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về Hà Lan với 4,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh kinh tế Châu Âu, kinh tế Eurozone không có được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cũng như tính không đồng đều của kinh tế từng quốc gia thuộc Châu Âu và Eurozone.
Đây là vấn đề khó của Châu Âu và Eurozone khi ban hành các chính sách hay giải pháp kinh tế, và như vậy kinh tế Châu Âu và Eurozone vẫn tiến lên với tốc độ "rùa", khoảng 1,5-1,7%.
Nhật Bản: Với việc gánh chịu thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân tại một số lò phản ứng. Kinh tế Nhật Bản bị Quĩ Tiền tệ thế giới (IMF) hạ thấp mức tăng trưởng GDP từ 1,6% xuống còn 1,4%.
Đây là điều dễ hiểu khi ngân hàng Trungương (BOJ) đã "xuất kho" lên đến con số kỷ lục 39.000 tỷ yên (khoảng 480 tỷ USD) nhằm phục hồi kinh tế sau thảm họa.
Tuy nhiên đa số các nhà phân tích đều nhận định, khó khăn mà kinh tế Nhật gặp phải chỉ trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tình hình sẽ khả quan hơn.
Cần biết rằng thời điểm nào gặp khó khăn cũng là không có lợi cho nền kinh tế cho dù đó là nền kinh tế thứ 3 thế giới.
Cũng liên quan đến kinh tế Nhật Bản, sau khi có sự hỗ trợ và can thiệp của các nước G7, tỷ giá đồng Yên đã thay đổi theo hướng có lợi cho kinh tế Nhật Bản khi đồng Yên đã giảm từ 82,48 Yên/USD xuống còn 83,04 Yên/USD.
Nếu tỷ giá tiếp tục được điều chỉnh theo hướng có lợi như trên, kinh tế Nhật sẽ có sự hỗ trợ đáng kể từ lĩnh vực tiền tệ, điều rất quan trọng trong thời điểm kinh tế Nhật sau thảm họa.
Kinh tế thế giới chưa có nhiều điểm sáng, đó là thực tế. Nhưng giảm điểm "tối" cũng là điều cần, rất cần trong thời điểm hiện nay.
(tamnhin)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.